Hắt Hơi Sổ Mũi Uống Thuốc Gì?
Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta ít nhất cũng sẽ có một lần bị hắt hơi và sổ mũi, vì vậy chúng ta đều tìm thì hiệu quả.
Hắt hơi và sổ mũi được coi là một phản xạ tự nhiên của cơ thể khi gặp các tác nhân gây hại. Mặc dù việc điều trị những triệu chứng này cũng vô cùng đơn giản thông qua nhiều cách loại bỏ bệnh khác nhau tuy nhiên chúng ta cũng phải tìm hiểu hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì để điều trị dứt điểm, tránh gây biến chứng hay kéo dài quá lâu khiến cơ thể mệt mỏi.
Vì là phản xạ tự nhiên nên có thể hiểu đơn giản là cơ thể có cơ chế bảo vệ riêng nên khi gặp tác động của bên ngoài hoặc bệnh lý sẽ dẫn đến hắt hơi. Tác dụng của việc này là đẩy và ngăn ngừa chất kích thích đột nhập vào hệ hô hấp, tuy nhiên đến một mức không thể chống đỡ nổi sẽ dẫn đến sổ mũi.
Khi bị kèm hắt hơi sổ mũi, viêm mạc mũi sẽ tiết dịch nhầy chứa các loại vi khuẩn, kháng thể thoát ra ngoài, người ta gọi chung là cảm cúm, chảy mũi, nghẹt mũi.
Có thể nói hắt hơi, sổ mũi không phải là một dạng triệu chứng của những bệnh nguy hiểm, mà nó chỉ là một dạng viêm mũi dị ứng thông thường. Đặc biệt khi cơ thể không có sức đề kháng, hệ miễn dịch bị suy yếu dẫn đến hệ hô hấp không có sức chống đẩy vi khuẩn ra bên ngoài. Người bệnh không cần quá lo lắng, nhưng cần nhớ rằng phải luôn chú ý hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì để tìm cách chữa trị dứt điểm.
Một số tác nhân thường gặp dẫn đến tình trạng hắt hơi sổ mũi là:
- Thời tiết thay đổi thất thường, nhiệt độ thấp, trong khi cơ thể yếu khó thích nghi.
- Môi trường bị ô nhiễm, khí thải, hóa chất, chất tạo màu
- Niêm mạc mũi bị suy yếu và có thể do bị dị ứng do khói bụi, nấm mốc, phấn hoa, lông thú...
- Độ ẩm tại nơi sinh sống hoặc ở nơi làm việc không đảm bảo
- Ảnh hưởng của các chất kích thích
2. Một số cách đơn giản để ngăn ngừa hắt hơi, sổ mũi
Vì là phản xạ của cơ thể, ngoài việc tìm hiểu hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì, chúng ta cũng có thể áp dụng một số biện pháp đơn giản ngăn ngừa viêm đường hô hấp trên để tránh dẫn đến tình trạng này như:
- Giữ ấm cơ thể bằng cách quàng khăn khi trời lạnh, áo cáo cổ. Nếu là mùa hè, hạn chế ngồi điều hòa quá lâu hoặc cố cho phòng lạnh xuống. Nhiệt độ phòng không nên quá quá 28 độ và để một chậu nước bên cạnh tạo độ ẩm. Vì không khí lạnh mà không có độ ẩm phù hợp thì sẽ kích thích niêm mạc đường hô hấp và xảy ra các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, ho...
- Nạp vitamin C: Đây là loại vitamin tăng sức đề kháng cho cơ thể, bạn có thể bổ sung bằng cách ăn các loại rau quả tươi như cam, chanh, quýt, rau xanh, bông cải xanh... hoặc các loại thuốc vitamin C bổ sung.
- Tuyệt đối mang khẩu trang khi ra ngoài: Thời tiết rất hay thay đổi sẽ tác động đến mũi và cổ họng vì vậy khi ra ngoài cần nhớ đeo khẩu trang. Trong thời gian gần đây khi mà dịch bệnh covid-19 ngày càng lan rộng chúng ta cũng cần lưu ý vì đây là một trong những khuyến cáo quan trọng để giảm nguy cơ lây nhiễm.
- Sử dụng nước muối để rửa sạch những loại vi khuẩn gây nên chứng bệnh sổ mũi. Cách để làm sạch bằng nước muối là: Pha khoảng một nửa thìa muối với một cốc nước ấm sau đó dùng bình xịt để rửa mũi.
- Uống đủ nước: Bạn cần đảm bảo trong giai đoạn này cơ thể không bị khử nước, vì điều này sẽ càng khiến cho tình trạng càng trở nên tồi tệ hơn.
Trước khi tìm hiểu về các loại thuốc trị hắt hơi sổ mũi, chúng ta cần phải lưu ý một số điều sau:
- Dùng thuốc kháng sinh cần phải đúng liều, riêng với trẻ em cần phải tùy theo cân nặng để uống. Cha mẹ hay có thói quen sai lầm là cho trẻ uống ½ thuốc của người lớn tuy nhiên cần hiểu rằng, trẻ em không phải là một người lớn thu nhỏ.
- Dùng thuốc phải đúng thời gian: Không được quá lạm dụng, uống nhiều để hy vọng khỏi bệnh. Phải tùy vào tình trạng bệnh, thể trạng của bản thân để uống thuốc.
- Tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ có chuyên môn: Bạn có thể sử dụng thuốc trong trường hợp này, tuy nhiên bạn đừng nên tự ý mua và sử dụng thuốc, đồng thời tham khảo ý kiến bác sĩ.
- Nên dùng kết hợp với các sản phẩm tăng sức đề kháng: Vì cơ thể có hệ miễn dịch yếu, sức đề kháng không đảm bảo nên chúng ta dễ bị dị ứng với thời tiết, dễ để virus xâm nhập vào cơ thể. Vì vậy ngoài việc dùng thuốc kháng sinh thông thường, cần phải bổ sung thêm một vài loại vitamin tăng sức đề kháng.
Bạn có thể tham khảo một số thuốc, siro chữa hắt hơi sổ mũi tại Omi Pharma:
- Siro ho cảm Ích nhi 3+: Giúp giải cảm, giảm ho, loãng đờm, tiêu đờm, giảm khò khè ở trẻ, giảm đau rát họng, giảm sổ mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, tăng sức đề kháng cho trẻ.
- Siro Hartus Immunity: Dành cho trẻ em và người lớn hay ốm, hay mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm mũi, viêm họng.
- Cool-Flu: Giúp giảm ho gió, ho khan, ho do thời tiết thay đổi, ho do cảm lạnh, nhiễm lạnh.
- Kẹo Viên Nhai Mềm Vitamin Jelly: Có tác dụng bổ sung dưỡng chất và các loại vitamin giúp tăng cường sức đề kháng, cải thiện chiều cao.
Bài viết trên đã giới thiệu một số thông tin bạn có thể tham khảo để đảm bảo sức khỏe của bản thân hơn.