Metal Gear Solid V: The Phantom Pain, Mộng Ảo Và Đau Đớn
Năm 2014, bốn năm đã trôi qua kể từ khi Metal Gear Solid: Peace Walker ra đời, sáu năm, nếu như tính từ phiên bản lớn cuối cùng của dòng game - Metal Gear Solid 4: Guns of the Patriots. Guns of the Patriots đã kết thúc câu chuyện của Solid Snake một cách trọn vẹn, từ những nhiệm vụ đầu tiên của chàng lính trẻ FOXHOUND tại Outer Heaven trong phiên bản Metal Gear "cổ lỗ sĩ" trên hệ máy MSX2 năm 1987, đến cú đột phá về đồ họa, gameplay lẫn phong cách kể chuyện của Metal Gear Solid thời PlayStation, và cả những phiên bản sau này nữa. Solid Snake đã c ó một cái kết vẹn toàn trong Guns of the Patriots... nhưng còn Big Boss, còn kẻ phản diện chính mà chúng ta vẫn luôn phải đối đầu, câu chuyện của ông dường như vẫn còn nhiều lỗ hổng chưa được lấp hết. Peace Walker là một mảnh ghép quan trọng, dù nó không phải một phiên bản lớn. Cho dù chỉ được ra mắt trên một hệ máy cầm tay - PlayStation Portable với đồ họa cùng gameplay hạn chế, nhưng Peace Walker vẫn là một phiên bản đáng giá, không chỉ về mặt cốt truyện, mà nó còn tạo nền móng 3;ể phát triển gameplay của phiên bản lớn kế tiếp, phiên bản lớn cuối cùng, mảnh ghép cuối cùng - Metal Gear Solid V.
Và một sự sụp đổ bất ngờ của MSF, của đội quân lính đánh thuê mà Big Boss thành lập. Nhưng thế là chưa đủ, Ground Zeroes còn đẩy mọi thứ lên cao trào hơn nữa với tai nạn của Big Boss, và dù ông còn sống, nhưng ông đã trở thành kẻ bị cả thế giới săn đuổi.
Một màn dẫn chuyện quá hoàn hảo cho The Phantom Pain.
Trong tất cả những rắc rối ấy, The Phantom Pain vẫn xuất hiện, và những nghi vấn về game cứ ngày một dày thêm, cho dù tất cả những đoạn trailer hay gameplay reveal đều rất tuyệt, nhưng đâu đó vẫn có những lo lắng, những hoài nghi về chất lượng của game.
Nếu như khi xưa, Metal Gear đã cứu vớt cho cả sự nghiệp làm game của Kojima thì nay, The Phantom Pain lại là một lời giã biệt đầy cảm xúc của ông đối với IP mà ông đã gắn bó gần ba thập kỷ. The Phantom Pain, nó là một tựa game không hoàn hảo, nhưng là một lời giã biệt trọn vẹn. Nhưng tại sao nó lại không hoàn hảo, nó không hoàn hảo ở điểm nào, và lý do vì đâu?
Thì xin thưa, The Phantom Pain không hoàn hảo ở... rất nhiều khía cạnh, nhưng xếp chung tất cả lại, chúng ta vẫn có một siêu phẩm hành động lén lút. Nghịch lý ư? Không đâu, và chúng ta sẽ bàn kỹ về những điều không hoàn hảo ấy sớm thôi.
Tuy vậy, The Phantom Pain cũng không đến mức quá sức đánh đố người chơi. Với những người chơi non tay và không quen với kiểu chơi "tự thân vận động", game luôn cung cấp rất nhiều lựa chọn hỗ trợ. Ví dụ như người chơi có thể yêu cầu không kích từ trực thăng, thả phương tiện di chuyển - chiến đấu hoặc vũ khí hạng nặng xuống để sử dụng, và nhất là game còn cung cấp các trợ thủ rất đắc lực cho Big Boss. Trong game, Big Boss ban đầu sẽ có một trợ thủ là chú ngựa D-Horse, ch̗ 1; yếu dùng để di chuyển, sau đó, trong quá trình chơi, Big Boss sẽ dần dần thu nạp thêm các trợ thủ khác như chú chó D-Dog với vai trò trinh sát, thậm chí ám sát kẻ địch, cô nàng sniper nóng bỏng chết người Quiet, cỗ máy D-Walker. Mặc dù game không bắt người chơi phải sử dụng các trợ thủ, nhưng cả bốn trợ thủ đều rất hữu dụng và có ích, đôi khi có thể cứu mạng Big Boss, vì vậy, tội gì mà không đem họ đi theo chứ?
Phần âm nhạc cũng như cutscene của game thì rất rất tốt. Metal Gear lâu nay vẫn nổi tiếng là một series game có chất lượng không kém gì những bộ phim bom tấn của Hollywood, đó là vì chất điện ảnh của Metal Gear rất lớn, cũng như cha đẻ Hideo Kojima vậy - "70% con người tôi làm từ điện ảnh" - ông đã từng nói như vậy. Khi chơi The Phantom Pain, bạn sẽ thật sự choáng ngợp bởi chất điện ảnh rất rõ ràng, những nhiệm vụ đầu tiên có nhịp độ chậm rãi như mở đầu, rồi càng về sau nhị p độ càng dồn dập cũng như cao trào tăng dần, để cuối cùng bùng nổ với nhiệm vụ thứ 31 - nhiệm vụ cuối của chapter REVENGE - chiến đấu chống lại Metal Gear Sahelanthropus, cảm giác như xem một bộ phim bom tấn với ba hồi rõ ràng vậy. The Phantom Pain diễn ra vào những năm 1984 - 1985, cho nên âm nhạc đều sử dụng từ các bài hát thời kỳ đó, ví dụ như bài "Take on me" của Aha, "Elegia" của New Order hay "The man who sold the world" của Midge Ure. Trong số những bài hát của game, tôi thích nhất và có lẽ là "phát cuồng" nhất với "Sins of th e Father" đến từ giọng ca đầy nội lực của nữ ca sĩ người Australia Donna Burke - người trước đó đã thể hiện một bài hát cũng rất hay nữa là "Heaven's Divide" trong Metal Gear Solid: Peace Walker.
- chuyển mình ra thế giới mở có cái hay, cũng có cái dở. The Phantom Pain chọn bối cảnh là Afghanistan và châu Phi, thế nên sẽ không có những khung cảnh thiên nhiên hoành tráng hay đẹp đến ngỡ ngàng, mà gần như chỉ có một màu vàng vọt tương đối nhàm chán. Thế giới của The Phantom Pain, ngoại trừ các trại lính hay các căn cứ địch thì tương đối trống rỗng và không có gì nhiều để khám phá, vì vậy, việc tạo ra một thế giới tương đối rộng gần như là vô ích.
- bên cạnh 50 nhiệm vụ chính, The Phantom Pain còn có 157 nhiệm vụ phụ với các yêu cầu khác nhau để giúp người chơi kiếm thêm nguyên vật liệu và GMP cho việc xây dựng Mother Base. Thế nhưng, chất lượng của chúng đa phần đều chỉ ở mức trung bình và na ná nhau. Chỉ có một số ít là chất lượng thật sự tốt và có liên kết với cốt truyện chính, vì vậy, nếu không thực sự quá cần nâng cấp Mother Base, người chơi sẽ có rất ít động lực để động vào đống nhiệm vụ phụ.
- chỉ tính riêng chất lượng các nhiệm vụ chính trong phần đầu của game là REVENGE so với phần hai của game là RACE, chúng ta có thể thấy rất rõ sự khác biệt. RACE có số lượng nhiệm vụ ít hơn và có rất nhiều nhiệm vụ trùng lặp vô nghĩa - chỉ là tăng thêm độ khó mà thôi. Chỉ có một số ít nhiệm vụ của RACE là tốt như REVENGE, tạo nên một sự hụt hẫng rất lớn, có lẽ cũng là vì The Phantom Pain đã bị rơi vào tình trạng làm gấp cho kịp deadline nên RACE mới kém như vậy. Thậm ch í rất nhiều người tin rằng vì trễ deadline, cho nên phần thứ ba của game cùng cái kết thật sự nằm trong đó đã bị cắt bỏ. Người chơi vẫn rỉ tai nhau về hai thứ, đó là "Mission 51" bị cắt bỏ cùng "Chapter 3: PEACE" cũng không có trong game dù tiêu đề của nó đã thật sự xuất hiện. Konami không xác nhận cũng không bác bỏ tin đồn ấy, và với tình trạng đầu voi đuôi chuột của game, có lẽ việc PEACE bị cắt bỏ thật sự là đúng.
The Phantom Pain là một Metal Gear rất khác, tôi nghĩ vậy. Bởi vì trong các tựa game Metal Gear khác, chiến tranh ác liệt đấy, người hy sinh rất nhiều, mỗi nhân vật cũng đều phải chịu mất mát, đau thương đến cùng cực, cả tinh thần lẫn thể xác, nhưng bao trùm lên tất cả, vẫn là tình đồng đội, vẫn là tình yêu thương, vẫn là tinh thần cao cả của những con người tuy tự nhận không phải anh hùng nhưng mà với chúng ta, họ thật sự là anh hùng. Đó là những thiên trường ca bất hủ, hào h 49;ng. Nhưng sang tới The Phantom Pain, bao trùm lên tất cả là sự khát khao trả thù đến cháy bỏng, đến độ bất chấp tất cả, kể cả nhân tính. Big Boss, Kazuhira Miller, 9 năm về trước họ đã chứng kiến tất cả mọi thứ sụp đổ trước mắt. Nơi họ gọi là nhà, những đồng đội mà họ gọi là anh em, mọi thứ đã bị thiêu rụi 9 năm về trước, để rồi từ đống tro tàn của MSF ngày nào, Diamond Dogs đứng lên hiên ngang, và kẻ nào đã gây ra đau thương cho họ, kẻ đó sẽ p hải chịu đựng cơn thịnh nộ của con ác quỷ bị đẩy xuống địa ngục - Punished Venom Snake.
Toàn bộ The Phantom Pain là câu chuyện về những con người tuy khác nhau nhưng chung mục đích trả thù. Và để trả thù, họ có thể làm bất cứ điều gì. The Phantom Pain cũng là một trong những tựa game đánh rất sâu vào những góc tối trong tâm hồn một con người. Những thực trạng tàn khốc trên chiến trường cũng được thể hiện rất rõ, ở đây, chẳng có kẻ xấu hay người tốt, ở đây chỉ có kẻ chết và người sống mà thôi. Bạn tưởng rằng bạn không giết kẻ địch m 4; đem họ về căn cứ của bạn là tốt ư? Không, không hề đâu, họ sẽ phải chọn gia nhập với bạn, hoặc là chết. Bạn nghĩ bạn đưa những đứa trẻ là lính về là giúp chúng tránh xa sự chết chóc ư? Vậy sống giữa những người lính và súng đạn có khác gì sống trên chiến trường chứ? The Phantom Pain là vậy, trần trụi, tàn khốc, chết chóc, đúng như cái tên của mình.
Và tột cùng của đau đớn, của chết chóc, của cái tàn khốc đến từ hành trình trả thù của The Phantom Pain gói lại trong mission số 43 - "Shining Lights, Even in Death". Một trong những mission tôi không bao giờ muốn phải chơi lại lần thứ hai.
Như tất cả đã biết, thực sự Venom không phải là Big Boss, mà chỉ là một nhân viên quân y thân tín với Big Boss, được ông huấn luyện và rồi được phẫu thuật thẩm mỹ nhằm trở thành một Big Boss giả, làm bình phong che chắn cho Big Boss thật mà thôi.
Venom Snake là một kẻ thế thân.
Hideo Kojima luôn là một tín đồ của điện ảnh, và khi nghĩ về tình tiết này, tôi không thể không nghĩ về một trong những bộ phim điện ảnh tôi thích nhất - "Kagemusha" của đạo diễn huyền thoại Akira Kurosawa.
Và như thế, câu chuyện của The Phantom Pain thật là giống với "Kagemusha", Kojima có lấy cảm hứng từ tác phẩm này, chúng ta thật sự không thể rõ, nhưng về phần tôi, tôi tin rằng đúng là như vậy. Chừng nào người ta còn tin Venom Snake là Big Boss, chừng đó Big Boss cùng lý tưởng của ông vẫn đứng vững.
Venom Snake là một Kagemusha, một Kagemusha ở Outer Heaven.
Năm 1975, Militaires Sans Frontières của Big Boss sụp đổ, Mother Base của ông bị đốt cháy trên biển Caribbean. Đồng đội của ông, người thân của ông, bạn bè của ông, tất cả đều đã hóa ra tro vào ngày định mệnh ấy. Chỉ còn lại lẻ tẻ vài người như Kazuhira Miller, vài người lính của MSF sống sót. Bản thân Big Boss bị thương, bị hôn mê và tệ hơn, ông trở thành kẻ bị cả thế giới săn đuổi.
Muốn sống sót, phải đứng dậy, phải chiến đấu, MSF có thể cháy ra tro, nhưng từ đống tro tàn ấy, vẫn có thể gây dựng lại Outer Heaven của Big Boss. Nhưng làm sao gây dựng lại Outer Heaven, khi cả thế giới đều muốn hủy diệt nó? Làm sao để sống sót, khi đi đến bất cứ đâu, Big Boss đều có thể mất mạng, vì cả thế giới đều biết ông là ai. Vậy là phương án duy nhất khả thi được Ocelot đưa ra - phải có một ai đó thế chân Big Boss, làm mục tiêu để cả thế giới nhắm v& #224;o, để Big Boss rảnh tay xây dựng Outer Heaven mới.
Thế rồi Diamond Dogs ra đời, một Mother Base mới ra đời, một nơi mới cho những người lính, một nơi mới cho lý tưởng của Big Boss, một Outer Heaven mới. Venom Snake đã làm mọi thứ mà Big Boss sẽ làm, anh giúp Diamond Dogs trở nên hùng mạnh, anh đánh bại XOF, Skull Face và Metal Gear Sahelanthropus, anh đã đưa MSF trở về từ cõi chết, dù cái giá phải trả là việc trở thành một con quỷ dữ. Nhưng có hề chi, vì đó là lý tưởng của Big Boss, và cũng là lý tưởng của anh, của Venom Snake. Tận sâu trong thâm tâm, Venom Snake luôn b iết anh không phải Big Boss, dù rằng mọi người lính của Diamond Dogs đều tin là như vậy, và vì họ tin tưởng anh, nên anh phải tiếp tục là "Big Boss". Venom Snake có cô đơn không khi những người lính của mình, những bạn bè của mình, những đồng đội của mình không ai hay biết thân phận thực của anh? Họ tôn sùng anh, vì anh là "Big Boss", họ kính nể anh, vì anh là "Big Boss", họ sẵn sàng hy sinh mạng sống của họ cho anh, vì anh là "Big Boss". Có nghĩa là, con người mà Diamond Dogs cần là "Big Boss", chứ không phải "Venom Snake", h̔ 5; kính trọng anh, họ sẵn sàng chết vì anh, nhưng bản thân Venom Snake không khiến họ xả thân như vậy, dù rằng mọi hành động, mọi việc anh làm cho Diamond Dogs là đủ để họ xả thân vì anh, nhưng có lẽ, vẫn vì cái danh "Big Boss" một phần.
Đó chính là sự cay đắng của Venom Snake, của một Kagemusha như anh. Sống với một lời nói dối, sống vì người khác, chết cũng vì người khác. Tuy thế, nhưng từ lúc nào Venom Snake đã gần hơn với Big Boss? Từ khi nào ranh giới giữa kẻ thế thân và người được thế thân đã mờ nhạt như vậy? Đó là cả một quá trình, từ những ngày đầu xây dựng Diamond Dogs, khi những người lính kia, tuy kính trọng anh, nhưng vẫn còn vì cái danh "Big Boss" nhiều hơn, và Venom Snake, ít nói, kiệm lời, nhưng lại h ành động nhiều, và những hành động của anh đã dần khiến Diamond Dogs kính phục, và tin rằng đây chính là Big Boss, là huyền thoại của chiến trường. Venom Snake và Big Boss là một, hay nói đúng hơn, cả Venom Snake và Big Boss hợp lại, mới là một "Big Boss" đúng nghĩa, giống như những lời mà Big Boss - The man who sold the world đã nói với anh:
"Giờ anh đã nhớ ra chưa? Anh là ai? Anh phải làm gì? Nhờ anh, tôi đã qua mặt tử thần. Và nhờ anh, tôi đã để lại được dấu ấn của mình. Anh cũng như vậy, anh đã tự viết nên di sản của chính mình. Anh là con người của riêng anh. Tôi là Big Boss, và anh cũng vậy. Không... anh là cả hai chúng ta. Nơi ta đang đứng, là tự tay ta dựng nên. Câu chuyện này - huyền thoại này - là của cả hai ta. Chúng ta có thể thay đổi cả thế giới, và cùng với nó, là thay đổi tương lai. Tôi là anh, và anh l 24; tôi. Dù có đi đâu, hãy luôn nhớ điều đó. Cảm ơn anh, bạn tôi. Và từ nay về sau, anh, là Big Boss!"
Có thể The Phantom Pain không phải một tựa game hoàn hảo, có thể với nhiều người, mảnh ghép này chưa hoàn chỉnh, nhưng với tôi, có lẽ như thế lại là tốt nhất. Câu chuyện của Venom Snake và Big Boss tiếp diễn vào 10 năm sau đó, khi một chàng lính trẻ với mật danh Solid Snake đột nhập vào Outer Heaven của Venom Snake và bắt đầu thực hiện nhiệm vụ N313.
Big Boss chiến đấu cho một lý tưởng, Venom Snake vì lý tưởng ấy mà không tiếc hy sinh mạng mình. Solid Snake cũng chiến đấu cho một lý tưởng, cũng như Raiden, cũng như Zero, cũng như The Boss.
Và tất cả họ đều mơ chung một giấc mơ, có chung một mộng tưởng, mộng tưởng về một thứ gọi là "hòa bình"
"Và chúng ta chỉ có thể tiếp tục hy vọng... hy vọng về một thứ ảo mộng có tên là "
They can keep their own heaven, their own galaxy. To me, when I'm gone, I'd sooner go to Middle-Earth, to a galaxy far, far away...